Học tiếng nhật rồi sẽ làm những công việc gì?

Chuyên ngành tiếng Nhật: “Học tiếng Nhật rồi ra trường làm gì?” Đó là một câu hỏi lớn mà không ít sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật đại học đang tự đặt ra cho bản thân.

Một thực trạng đối với sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ nói chung và sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật nói riêng, ấy chính là vấn đề thiếu định hướng nghề nghiệp khi ra trường. Các bạn sinh viên không hề được đào tạo chuyên môn cụ thể như y, kỹ thuật, ngoại giao, kinh tế, ngân hàng…

 

Nói như vậy không có nghĩa là các bạn đừng nên thi vào các trường ĐH Ngoại ngữ hay như Đại học Ngoại Thương. Bởi khi ra trường các bạn sẽ trở thành những phiên dịch viên ở các cty Việt Nam có hợp tác với nước ngoài, các cty nước ngoài ở Việt Nam và các cty liên doanh, đó là chưa kể đến việc làm việc cho cơ các cơ quan nhà nước, cơ quan của Đảng và chính phủ hay làm ở Đại sứ quán Nhật Bản ở Việt Nam. Rõ ràng đó là 1 công việc rất tốt.

tieng-nhat-giao-tiep-trong-cong-ty-1

Nhưng tất cả đều biết số lượng sinh viên Nhật được đào tạo quá nhiều trong một năm. Kết quả là đa số sinh viên đã và sắp ra trường đều hết sức bối rối khi được trang bị công cụ làm việc là ngoại ngữ là Tiếng Nhật, nhưng không có chuyên môn cụ thể, không biết phải chọn ngành gì để theo đuổi và làm việc.

 

Một sự thật ai cũng phải công nhận: miễn có tấm bằng tiếng Nhật, bạn đi đâu cũng không sợ thiếu việc làm. Song, giữa “kiếm được việc làm” với “kiếm được việc làm ổn định” còn cả một khoảng cách rất lớn đối với cử nhân chuyên ngành tiếng Nhật.

 

Việt Nam đang trở thành một trong những môi trường đầu tư thu hút nhất trong mắt các doanh nghiệp Nhật Bản. Vì thế ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều cty công nghệ thông tin của Việt Nam, của Nhật Bản, hay liên doanh giữa Việt nam và Nhật đang rất cần những sinh viên có thể làm được Tester hay QA biết tiếng Nhật. Đừng bao giờ có suy nghĩ Tester hay QA là dành cho sinh viên học nghành công nghệ thông, nó dành cho tất cả. Nếu các bạn không tự tin thì nên nên dành khoảng 3 tháng để học về QA, Tester để có được những chứng chỉ quốc tế thì các bạn sẽ trở thành những ứng viên tiềm năng, có thể nhận được những mức lương mà chính bạn chưa bao giờ tưởng.

 

Giờ đây, khi Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng đang tăng cao.  Chính vì thế các sinh viên Tiếng Nhật đừng lo lắng!!!!

 

Cho đến nay, đa số sinh viên Việt Nam ra trường đều đã có khả năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh. Tấm bằng tiếng Anh một thời được các công ty đánh giá rất cao trong hồ sơ của người đi xin việc, giờ đã trở thành điều kiện tối thiểu nếu muốn có việc làm trong thời buổi này.

sinh-vien-hoc-tieng-anh-chua-hieu-qua

Những công việc như hướng dẫn viên du lịch hay dạy thêm tiếng Nhật thường mang tính thời vụ, rất ít ai cân nhắc nó như một nghề nghiệp để theo đuổi lâu dài. Nghề biên phiên dịch, vốn được cho là rất có giá trong tình hình nhân sự giỏi tiếng Nhật khan hiếm như hiện nay, cũng gặp phải không ít khó khăn. Tuy mức lương 400 – 600USD/tháng khá ổn với sinh viên mới ra trường, nhưng không ít người vẫn rơi vào tình trạng bấp bênh do không có chuyên môn cụ thể. Đa phần sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật ra trường chỉ có trình độ tiếng ở mức nhàng nhàng, đủ để giao tiếp; hiếm ai có kiến thức đủ sâu để theo đuổi công việc của một biên phiên dịch viên chuyên nghiệp. Trong khi đó, làm thông dịch đại trà trong một công ty Nhật không đem lại nhiều cơ hội để họ thực sự tham gia vào lĩnh vực cụ thể nào trong công ty. Có người nhờ dịch cái gì thì chạy tới dịch cái đó, ở đâu cũng nhúng tay chút ít nhưng không phụ trách chính lĩnh vực nào; điều này khiến những biên phiên dịch xuất thân từ chuyên ngành tiếng Nhật có cảm giác thật “nửa mùa”, chẳng khác gì đang nhảy việc ngay trong chính công ty mình vậy.

Bên cạnh đó, sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật còn phải đối mặt với mối lo cạnh tranh ngày một lớn, khi ngoài dân chuyên ngoại ngữ, cũng không hề thiếu những sinh viên đến từ các ngành học khác, có chuyên môn cụ thể hơn, lại được bổ túc thêm tiếng Nhật. Nếu tất cả những gì cử nhân tiếng Nhật có trong tay chỉ là khả năng ngôn ngữ, liệu họ có bám trụ nổi trên thị trường nhân sự tiếng Nhật trong 5 năm tới?

  1. Chuyên ngành tiếng Nhật: Làm gì cũng được!

Tầm nhìn hướng nghiệp của sinh viên đang bị bó hẹp trong cái khuôn tri thức nền tảng. Đập vỡ chiếc khuôn đó rồi, các bạn sẽ lập tức nhận ra một điều, rằng triển vọng của sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật thực chất là vô hạn.

Thiếu hụt chuyên môn, thoạt nhìn thì có vẻ là một trở ngại lớn, nhưng cũng tương đương với việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ngoại ngữ không bị giới hạn. Cùng với lợi thế vượt trội của họ so với rất nhiều ngành học khác là khả năng xin việc dễ dàng và nhanh chóng, cử nhân chuyên ngành tiếng Nhật ra trường có thể theo đuổi bất cứ công việc nào. Từ du lịch, khách sạn, nhà hàng, tổ chức sự kiện đến marketing, IT, nhân sự, quản trị, thậm chí hàng không… nghề nào cũng có chỗ dành cho người sở hữu tấm bằng tiếng Nhật. Họ không phải đối mặt với những nỗi lo như ra trường khó xin được việc hay cạnh tranh gay gắt do hiện tại tiếng Nhật chưa quá phổ biến và nhu cầu đối với nhân sự thành thạo loại ngôn ngữ này vẫn rất cao.

 

Từ xuất phát điểm là không có kiến thức nghề gì cụ thể, sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật sẽ có cơ hội trải nghiệm dần dần, xác định được thế mạnh cũng như điểm yếu của mình, tìm ra hướng đi rõ ràng để theo đuổi lâu dài. Biết được mình muốn gì rồi, các bạn có thể tập trung đào sâu vào chuyên môn mình thích để khắc phục thiếu sót trong kiến thức, hướng đến tương lai nghề nghiệp ổn định. Chưa được học? Bây giờ hãy bắt đầu học. Luôn nhớ rằng, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu học một cái gì đó. Chuyên môn không phải là thứ chỉ tiếp thu được lúc còn trẻ, đang ngồi trên ghế nhà trường, mà còn có thể tích lũy dần dần thông qua thực hành.

Thực tế, các công ty Nhật coi trọng kinh nghiệm làm việc của nhân viên hơn hẳn tấm bằng đại học hay bất cứ thứ chứng chỉ nào, bởi thuộc nằm lòng lý thuyết chưa bao giờ đồng nghĩa với hiệu quả làm việc thực tế tốt. Mọi người vẫn ngộ nhận rằng làm việc cho công ty Nhật thì nghiễm nhiên mức lương sẽ cao; nhưng thực tế lại cho thấy mức lương trong các công ty Nhật Bản có sự phân biệt rõ ràng phụ thuộc vào vị trí và kinh nghiệm thực tế của nhân viên. Xin vào vị trí nhân viên tổng vụ kiêm biên phiên dịch không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, lương chỉ ở mức 400 – 700USD/tháng; nhưng những người già dặn kinh nghiệm được nhận vào vị trí quản lý có thể mang về mỗi tháng 2000USD. Đặc biệt, đối với nhân viên mới ít kinh nghiệm, nền tảng bằng cấp không quan trọng, bởi luôn có chế độ đào tạo nghiệp vụ lại từ đầu trong các doanh nghiệp Nhật Bản.

 

Chứng tỏ sinh viên chỉ cần đào sâu kiến thức, thu về nhiều kinh nghiệm, thì một công việc ổn định với mức lương hậu hĩnh cũng sẽ không còn là viễn tưởng. Bằng chứng là hiện tại, rất nhiều vị trí quan trọng trong các công ty Nhật Bản như quản lý, giám đốc hành chính, nhân sự… đều do cựu sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật nắm giữ. Điều quan trọng nhất vẫn là quyết tâm học hỏi và sự tận tụy đối với nghề mình theo đuổi – đó là bài học không chỉ dành cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật mà cả những sinh viên sắp ra trường và đang tìm kiếm một công việc cho bản thân trong thời điểm hiện nay.

 

Liên hệ: đăng ký học tiếng Nhật tại Duy Tân hoặc Long Biên, cô giáo Tạ Thị Thinh, sdt: 0986775464, email: thinhtt0204@gmail.com, skype: ta.thinh0204